Đường sắt nghiên cứu kết nối tín hiệu nhà ga và hệ thống giám sát đường ngang cảnh báo tự động, nâng cao đảm bảo ATGT.
Kết nối tín hiệu, phân vùng giám sát
Tổng công ty Đường sắt VN vừa nghiên cứu, thiết kế thành công hệ thống kết nối tín hiệu các ga cho hệ thống giám sát đường ngang cảnh báo tự động, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn tại các đường ngang này.
Trạng thái thực tại đường ngang được truyền về trung tâm giám sát thông qua hình ảnh từ camera và tín hiệu. Ảnh: tàu qua đường ngang cảnh báo tự động km273+500 đường sắt Bắc – Nam
Theo DN này, hiện giao thông tại các đường ngang giao cắt đường bộ – đường sắt rất phức tạp. Tại nhiều đường ngang cảnh báo tự động, dù tín hiệu cảnh báo có tàu đến như chuông, đèn bật, cần chắn đang hạ nhưng nhiều phương tiện vẫn cố tình qua đường ngang, dẫn đến mất nguy cơ mất an toàn.
Thời gian qua đường sắt đã lắp hệ thống giám sát đường ngang cảnh báo tự động để truyền dữ liệu về các trung tâm giám sát tập trung tại 5 công ty thông tin tín hiệu đường sắt.
Nhân viên trực tại trung tâm sẽ theo dõi trạng thái thực tại đường ngang thông qua hình ảnh từ camera và tín hiệu truyền về.
Tuy nhiên, với số lượng đường ngang cảnh báo tự động lớn – hơn 700 vị trí trên các tuyến, công tác giám sát từ xa tại trung tâm ngày càng khó khăn. Việc có quá nhiều khung hình trên màn hình giám sát với khối lượng lớn dữ liệu phần mềm giám sát gửi về đã gia tăng cường độ và áp lực làm việc của nhận viên tại trung tâm giám sát tập trung.
“Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu giải pháp phân vùng có tàu hoạt động để giám sát tập trung hơn, kịp thời phát hiện sự cố nếu có trên đường ngang và thông báo ngay cho trực ban ga hoặc đường ngang gần nhất để có biện pháp phòng vệ an toàn là cấp thiết và khả thi”, đại diện Tổng công ty Đường sắt VN cho hay.
Thông tin cụ thể, đại diện Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh – đơn vị thực hiện đề tài nghiên cứu cho biết, Ban chủ nhiệm đã tiến hành các bước nghiên cứu hợp lý để thực hiện giải pháp móc nối tín hiệu ga với hệ thống giám sát đường ngang cảnh báo tự động nhằm phân vùng hình ảnh có tàu hoạt động trên khu gian. Từ đó giúp nhân viên trực chủ động, dễ dàng theo dõi hoạt động của đường ngang cảnh báo tự động, kịp thời phát hiện sự cố, trở ngại phát sinh trên đường ngang và thông báo kịp thời cho các đối tượng liên quan thực hiện các biện pháp phòng vệ an toàn.
Dễ dàng nhận biết, xử lý kịp thời nguy cơ mất an toàn
Theo đại diện Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh, để nhận và xử lý tín hiệu đón, gửi tàu tại các ga truyền về Trung tâm giám sát, đề tài thiết kế mạch giám sát lắp đặt tại các ga mạch điện móc nối tại ga: Sử dụng các tiếp điểm của rơ le tín hiệu đón, gửi tàu tại các ga để làm điều kiện móc nối về hệ thống giám sát.
Nhân viên trực tại trung tâm giám sát sẽ dễ dàng nhận biết trạng thái thực tại đường ngang và tàu có chiếm dụng khu gian không thông qua các biểu thị để xử lý kịp thời nếu phát sinh sự cố, nguy cơ mất an toàn. Ảnh: Mô phòng đường ngang
Các thao tác đón, gửi tàu của nhân viên trực ban ga được giám sát và hiển thị trên màn hình LCD gắn lên bo mạch giám sát giúp nhân viên kỹ thuật thông tin tín hiệu dễ dàng và trực quan trong việc kiểm tra, bảo trì.
Thông qua các biểu thị của các đối tượng giám sát, nhân viên trực tại Trung tâm giám sát có thể quan sát dễ dàng và nhận biết trạng thái. Như: Biểu thị hình vuông biểu thị ga đón, gửi tàu; Biểu thị hình tròn biểu thị đường ngang cảnh báo tự động; Biểu thị mũ tên: Biểu thị trạng thái đón gửi tàu của ga đón gửi tàu; Các đoạn thẳng: Biểu thị khu đoạn (các ga, đường ngang chia khu gian thành nhiều khu đoạn nhỏ khác nhau).
Cùng đó, hình vuông màu đỏ, mũi tên màu đỏ: Thế hiện ga gửi đã thực hiện gửi tàu; Hình vuông màu xanh, mũi tên màu xanh: Thể hiện ga gửi đã mở tín hiệu gửi tàu; Hình tròn màu đỏ, hai mũi tên màu đỏ: Biểu thị tàu đang vào đường ngang; Hình tròn màu xanh lá, hai mũi tên màu xanh lá: Biểu thị tàu đã qua đường ngang.
Hình tròn màu xanh dương: Biểu thị đường ngang bình thường không có tàu chiếm dụng; Đoạn thẳng màu vàng: Biểu thị khu đoạn thanh thoát; Đoạn thẳng màu đỏ: Biểu thị khu đoạn có tàu chiếm dụng.
“Kết quả nghiên cứu giúp các đơn vị quản lý thông tin tín hiệu đường sắt theo dõi được vị trí của đoàn tàu thông qua trung tâm giám sát hệ thống đường ngang cảnh báo tự động, từ đó có thể biết được vị trí của đoàn tàu di chuyển trên khu gian. Đồng thời kết hợp với việc giám sát hình ảnh tại các đường ngang cảnh báo tự động để đưa ra cảnh báo sớm cho nhân viên trực giải quyết trở ngại kịp thời khi có chướng ngại trên đường ngang.”, đại diện Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh cho biết.
Theo:vr.com.vn
Tin tức mới đưa
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc
Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt
Thông tuyến đường sắt qua Vĩnh Linh, Quảng Trị
Chuyển tải an toàn gần 2500 hành khách
Chuyến tàu đầu tiên đưa dừa tươi từ ga Sóng Thần sang Trung Quốc
Ưu tiên đẩy nhanh các tuyến đường sắt, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế Việt – Trung
Đường sắt bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến
Phim tài liệu: “5 giờ 30 phút” – Hành trình của Đường sắt Việt Nam: Giấc mơ về tương lai