Từ ngày 18 đến 26/11, toàn thành phố sẽ có 60 hoạt động văn hóa, giới thiệu 4 công trình kiến trúc, 20 cuộc trưng bày và triển lãm, chuỗi sự kiện cộng đồng tại nhiều địa điểm là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu, vườn hoa Vạn Xuân, ga Long Biên, ga Gia Lâm và tại nhiều quận huyện, thị xã…
Ông Đặng Sĩ Mạnh Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay chuyến tàu được dành riêng phục vụ du khách dịp lễ hội, đi qua 3 nhà ga lịch sử nhằm giúp người dân hiểu thêm về các di sản của ngành. Sau tuần lễ hội, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư, trang trí các nhà ga Hà Nội, ga Long Biên để trở thành điểm tham quan, nâng cao giá trị văn hóa lịch sử.
Đoàn tàu di sản sẽ đưa khách từ ga Hà Nội đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm tham gia Lễ hội thiết kế, sáng tạo. Ảnh: Hanoi from above
Nhà máy xe lửa Gia Lâm sẽ diễn ra lễ khai mạc, bế mạc và tổ chức nhiều triển lãm thiết kế sáng tạo, đánh thức các nhà máy, kho xưởng đang “say ngủ”. Tháp nước Hàng Đậu lần đầu tiên mở cửa cho khách tham quan. Nơi đây sẽ trưng bày Sắp đặt nước và di sản tháp nước Hàng Đậu với nghệ thuật sắp đặt ánh sáng từ vật liệu tái chế và hệ thống âm thanh của nước.
Tin tức mới đưa
Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/ĐU của Đảng bộ Tổng công ty ĐSVN khóa XI
Tết Ất Tỵ: ĐS sẽ lập thêm tàu khách từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung
ĐSVN bổ nhiệm Tân Phó Tổng giám đốc
Hà Nội đi TP. Hồ Chí Minh bằng tàu có thể chỉ mất hơn 5 tiếng
VNR và Tập đoàn RIW (CHLB Đức) ký biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo hàn ray
Công đoàn Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy quan hệ
Những chính sách mới áp dụng cho vé tàu Tết 2025
Thư cảm ơn