Trường CĐ ĐS ký hợp tác đào tạo nghề Golf

Ngày 20/5/2022, tại Trường Cao đẳng ĐS đã diễn ra Lễ Ký kết hợp đồng liên kết đào tạo nghề Golf giữa Trường Cao đẳng ĐS và Học viện Golf quốc gia. Việc hợp tác này nhằm thực hiệnmục tiêu đa dạng hóa, mở rộng các ngành nghề đào tạo mới bên cạnh các ngành nghề truyền thống  và là cơ hội để đôi bên học hỏi kinh nghiệm quản lý, tư vấn tuyển sinh, quản lý đào tạo… nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo nghề tại Việt Nam.

 

Trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực (cơ sở vật chất, nhân lực, thương hiệu…), tại buổi lễ, hai bên đã ký hợp đồng liên kết tuyển sinh các nghề đào tạo Golf ở 3 trình độ: Cao đẳng, trung cấp (nhân viên du lịch golf, kỹ thuật viên golf) và sơ cấp(caddiemaster…) và thống nhất việc sử dụng cơ sở vật chất, hình thức tuyển sinh, đăng ký hoạt động giáo dục, quản lý đào tạo… Theo đó, Học viện Golf quốc gia sẽ thực hiện việc cung cấp chương trình đào tạo, giáo viên chuyên ngành; Trường CĐ ĐSsẽ tổ chức đào tạo môn chung, cơ sở thực hành và cấp bằng saukhi sinh viên tốt nghiệp.

Ông Phạm Thành Trí – Giám đốc Học viện Golf quốc gia cho biết, hiện, ở Việt Nam có 8 sân golf 18 hố đang hoạt động, theo quy hoạch thì đến năm 2025 sẽ có 150 sân, mỗi sân golf cần tối thiểu 200 người phục vụ bao gồm: caddie, kinh doanh golf, kỹ thuật, du lịch golf… vì vậy việc tổ chức mô hình đào tạo ở cả 3 cấp độ là rất phù hợp. Ông Trí cho biết thêm, hiện có 2 Trường Đại học đào tạo giáo viên golf chuyên nghiệp (Khoa giáo dục thể chất – Đại học Thể dục thể Thao, ĐH Tôn Đức Thắng – TP. Hồ Chí Minh) nhưng số lượng sinh viên còn rất ít, chưa có kinh nghiệm thực hành và chưa theo kịp nhu cầu thực tế của golf hiện đại. Ví dụ: các nhân viên phục vụ cần có khả năng ngoại ngữ vì 50% khách đến sân golf là khách nước ngoài…  

“Trong tương lai, học viên sau khi học xong hệ trung cấp (1 năm), nếu có nhu cầu có thể sang Úc học tiếp chương trình cao đẳng vì chương trình đào tạo tại Trường CĐĐS hoàn toàn tích hợp với chương trình đào tạo Golf của Úc. Đặc biệt, học viên sẽ được bố trí việc làm ngay sau khi tốt nghiệp” – Ông Trí cam kết.

Phát biểu tại Lễ Ký kết, TGĐ Đặng Sỹ Mạnh chia sẻ, golf là một môn thể thao được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và Việt Nam là một trong những nước có sân golf sớm trong khu vực (sân golf Đồi Cù – Đà Lạt được xây dựng năm 1932), tuy nhiên, môn thể thao này mới phổ biến và phát triển mạnh khoảng 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện có rất ít  các trường đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về golf mà chủ yếu đào tạo theo kinh nghiệm; vì vậy, việc mở các lớp đào tạo nghề golflà rất cần thiết và phù hợp với nhu cầu của thị trường. TGĐ Đặng Sỹ Mạnh nhấn mạnh, đây là một ngành nghề đào tạo mới, tiềm năng song để sự hợp tác này triển khai có hiệu quả thực sự, cần sự nỗ lực của cả 2 bên; đồng thời bày tỏ mong muốn “Việcliên kết đào tạo là sự hợp tác khởi đầu,  sản phẩm này sẽ được nhân rộng và mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa 2 bên trong thời gian tới…” 

Được biết, Việt Nam là quốc gia được công nhận là nơi có điểm du lịch golf hấp dẫn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2016, Việt Nam có 60 sân golf với diện tích 6.410 ha nhưng chỉ sau 5 năm (2021) hiện VN có 100 sân golf, dự kiến đến năm 2025 sẽ có 200 sân golf. Các sân Golf tại Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế bởi thiết kế hiện đại và chất lượng phục vụ tốt. Đây là cơ hội tốt để phát triển du lịch và nghề golf trong tương lai…

Theo:vr.com.vn